Mới đây Fujifilm ra mắt máy ảnh APS-C cao cấp X-H2S sau 4 năm kể từ người tiền nhiệm X-H1, không chỉ có thế hãng còn dự kiến ra thêm máy ảnh X-H2 với cảm biến 40MP, đồng nghĩa nay hãng sẽ có 2 chiếc máy ảnh flagship: một máy tập trung vào độ phân giải còn máy kia tập trung vào tốc độ. Bài viết này sẽ so sánh X-H2S với chiếc máy ảnh xuất sắc nhất hiện nay của hãng là X-T4.
X-H2S to và nặng hơn người anh em X-T4 nhưng không nhiều. Cả 2 máy đều có plate làm từ chất liệu magiê và có kháng thời tiết bao gồm khả năng chống đóng băng ở nhiệt độ -10˚C. X-T4 có 2 màu đen và bạc, X-H2S chỉ có máy màu đen.
Sự khác biệt đáng chú ý nhất ở thiết kế là mặt trước. Tương tự người tiền nhiệm X-H1, X-H2S trang bị báng cầm lớn hơn để giúp nhiếp ảnh gia cầm thoải mái hơn khi chụp với ống kính cỡ lớn như XF 100-400mm hay ống mới XF 150-600mm.
Một điểm khác biệt khác nằm ở bộ điều khiển vật lý. X-H2S có thiết kế tiêu chuẩn hơn với nút xoay chế độ chụp ở mặt trên (với 7 chế độ custom) và các nút khác cho ISO và các thiết lập quan trọng khác. Các nút này đã được tinh chỉnh để cải thiện khả năng vận hành của chúng. Joystick AF cũng to hơn.
Một điểm nổi bật khác trong sự kiện ra mắt là nút bấm màn trập mới tích hợp cơ chế nhíp (leaf spring) để kéo dài thời gian giữa thao tác nhấn hờ và nhấn full.
X-T4 được trang bị bố cục điều khiển truyền thống nổi tiếng của Fujifilm mô phỏng lại các máy ảnh phim SLR xưa cũ. Bạn sẽ có một nút xoay riêng cho tốc độ màn trập và ISO, kèm các nút phụ để điều khiển các thông số khác như chế độ chụp hoặc gạt chế độ chụp/quay. Phía trước máy còn có một nút chọn chế độ lấy nét.
2 máy có kích thước tấm nền ống ngắm giống nhau, nhưng các đặc trưng khác như độ phân giải và độ phóng đại thì X-H2S có phần nhỉnh hơn.
Fujifilm cũng nói rõ hãng đã làm việc với rất nhiều thành phần quang học trong chiếc EVF này (toàn bộ thấu kính phi cầu) để đáp ứng nhiếp ảnh gia chất lượng cao nhất có thể, kể cả khi mắt khi đặt chính xác tại chính giữa ống ngắm.
X-H2S có màn hình phụ ở mặt trên, tương tự người tiền nhiệm X-H1. Màn hình này hiển thị các thông số hiện dụng.
Màn hình sau vẫn là loại 3.0″ với độ phân giải 1.62 triệu điểm và có hỗ trợ cảm ứng.
X-H2S có 2 khay thẻ nhớ, nhận 2 loại thẻ khác nhau. Khay đầu tương thích thẻ CFexpress (Type B) cho phép máy ảnh quay video với codec Apple Prores ngay trong máy ảnh. Khay 2 nhận thẻ SD UHS-II.
Trên X-T4 cũng có 2 thẻ nhớ chỉ đọc cùng loại là thẻ SD UHS-II.
Thẻ CFexpress vượt trội về tốc độ đọc và ghi, dày hơn và cũng đắt tiền hơn.
2 máy ảnh cùng dùng pin NP-W235, riêng X-H2S cung cấp hiệu suất cao hơn xét về thông số CIPA.
Chiếc máy ảnh mới có thể ghi tới 580 hình, hoặc đến 700 hình ở chế độ economy. So lại X-T4, máy chụp được lần lượt 500 hoặc 600 hình.
Máy nào cũng có phụ kiện báng riêng, riêng X-H2S có đến 2 báng. Ngoài báng pin truyền thống, Fujifilm cung cấp báng FT-XH tích hợp cổng LAN để truyền tải tệp tốc độ cao trong lúc quay chụp, cũng có thể hoạt động như phụ kiện kết nối LAN dây.
X-H2S và X-T4 có thể sạc hoặc cấp nguồn qua cổng USB. Chúng đều là cỡ Type C, nhưng cổng của X-H2S nhanh hơn (10gbps vs 5Gbps trên X-T4).
Bộ đôi này trang bị cảm biến ảnh APS-C có độ phân giải giống nhau là 26.1MP, tuy nhiên cảm biến trong X-H2S là phiên bản nâng cấp. Fujifilm gọi cảm biến này là X-Trans CMOS 5 HS ý chỉ thế hệ cảm biến ảnh thứ 5 (HS viết tắc cho High Speed, tốc độ cao), còn trên X-T4 là cảm biến X-Trans CMOS đời 4.
Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở thiết kế: tuy đều có thiết kế BSI (chiếu sáng sau), cảm biến ảnh trong máy ảnh mới là loại xếp chồng (stacked) và có tốc độ đọc nhanh hơn gấp 4 lần so với tốc độ trên X-T4.
Cảm biến ảnh xếp chồng kết hợp với chip xử lý mới X-Processor 5 (nhanh gấp đôi chip X-Processor 4 trên dòng X-T), cho phép X-H2S đạt các khả năng xuất sắc ở mảng video, tốc độ chụp và nhiều hơn nữa mà bạn sẽ khám phá ở các phần kế tiếp dưới đây.
Dải ISO vẫn như cũ; ISO 160-12,800 đối với dải thường, mở rộng đến ISO 80-51,200.
Ngoài tệp JPG và RAW, X-H2S còn có thể quay tệp HEIF (HDR) 10bit.
Công bằng mà nói, X-T4 khó mà so sánh ở đây khi máy chụp liên tiếp đến 15fps bằng màn trập cơ hoặc đến 20fps bằng màn trập điện. Nếu bạn chấp nhận mức crop 1.25x (đầu ra 16MP) thì có thể chụp ở tốc độ 30fps.
Với màn trập điện, các tốc độ chụp nhanh có thể chụp với live view và không bị blackout, lý tưởng để chụp đối tượng đang di chuyển phức tạp, khó dự đoán.
X-H2S nâng tốc độ chụp cao nhất lên 40fps mà không bị crop. Điều này đồng nghĩa tốc độ chụp nhanh nhất áp dụng với toàn bộ cảm biến ảnh, từ đó đạt độ phân giải cao nhất của cảm biến ảnh.
Bộ đệm của X-H2S khá ấn tượng. Theo thông số chính thức, máy có thể ghi hơn 1,000 tệp JPG hoặc RAW chụp ở tốc độ lên đến 20fps.
Lưu ý: dữ liệu minh họa bên trên lấy từ tệp RAW compressed. Tại 30fps, tệp của X-T4 nhỏ hơn vì bị crop 1.25x (16MP).
Xét về tốc độ màn trập, bộ đôi máy ảnh này có thể chụp tới 1/8000s hoặc đến 1/32000s khi dùng màn trập điện.
Tuổi thọ màn trập của X-H2S có thể đạt tới 500,000 lần đánh trập (nhiều hơn 200,000 lần so với màn trập của X-T4).
Như kỳ vọng, X-H2S cũng được nâng cấp đáng kể ở mảng này.
Số điểm AF giữa 2 máy là như nhau: 117 điểm (Zone và Tracking) hoặc 425 điểm (chế độ vùng đơn).
Ở đây phần mềm đã được cải tiến, trang bị thuật toán tiên tiến hơn và áp dụng công nghệ deep learning. Chiếc X-H2S có thể tự động nhận diện nhiều đối tượng khác nhau gồm động vật, chim, xe ô tô, xe mô tô và máy bay, cũng như tăng hiệu năng nhận diện con người (nhận diện khuôn mặt và mắt).
Tracking trong điều kiện ánh sáng thấp cũng được cải thiện, mặc dù thông số trên giấy giữ nguyên là -7EV (đo trên ống kính 50mm F1.0).
Cũng thú vị là Fujifilm đã giải thích trong sự kiện ra mắt: cảm biến ảnh có thể đọc 120 khung hình mỗi giây và dữ liệu này được dùng để cải thiện tốc độ và độ chuẩn xác của tính năng lấy nét tự động và theo dõi phơi sáng. Điều này đồng nghĩa khi tác nghiệp ở tốc độ 40fps, cứ mỗi khung hình được ghi lại, máy ảnh đã phân tích thêm 2 khung hình. Nói chung, những con số tính toán theo mỗi giây đều lớn hơn gấp 3 lần so với trên X-T4.
Fujifilm đã đầu tư rất nhiều vào tốc độ khi dấn thân vào mảng video. X-H2S có thể quay video 6.2K 30p ở tỉ lệ 3:2 (dùng toàn bộ cảm biến ảnh, hay còn gọi là open gate) hoặc quay 4K 120p. Máy cũng hỗ trợ quay codec Apple Prores (HQ, 422, LT và proxy) ngay trong máy. X-T4 quay cao nhất là 4K 60p, không có tùy chọn 6K.
X-H2S quay được 6.2K hoặc 4K đến 60p dùng toàn chiều rộng cảm biến ảnh. Tuy nhiên ở 4K 120p phim sẽ bị crop 1.29x.
X-T4 áp dụng crop 1.18x khi quay 4K tại 50/60p.
Máy ảnh mới không có giới hạn thời lượng quay phim liên tục, có thể quay tiếp tới khi hết pin hoặc đầy thẻ nhớ.
Fujifilm còn thiết kế một phụ kiện quạt tản nhiệt để đáp ứng nhu cầu quay phim cao và địa điểm tác nghiệp ấm. Lưu ý hãng có hứa hẹn thời lượng quay liên tục đến 240 phút ở độ phân giải 4K 60p (nhiệt độ môi trường 25˚C) nhờ cấu trúc tản nhiệt mới mà chưa cần dùng thêm phụ kiện quạt.
Trên thực tế, X-T4 có thể bị quá nhiệt và tự tắt máy sau khoảng 60 phút (2 clip liên tiếp) khi quay 4K 25p (nhiệt độ môi trường 24˚C).
X-H2S còn có hồ sơ Log mới là F-Log2, hứa hẹn dải tần động rộng hơn (14+ stop) so với F-Log (12 stop).
Lưu ý: Các tùy chọn 4K 120p và Full HD 240p đều có hoạt động với chức năng High Speed Rec., đồng nghĩa bạn có thể quay video không tiếng hoặc với mức crop cảm biến 1.29x.
Để quay video RAW qua cổng HDMI trên X-H2S, bạn sẽ cần các phụ kiện mở rộng như Atomos Ninja V hoặc Blackmagic Design Video Assist.
Cả 2 máy đều có cổng vào mic và cổng ra headphone (3.5mm), nhưng X-H2S có cổng HDMI full size, còn X-T4 có cổng micro.
Fujifilm đã phát triển một ứng dụng cho phép bạn điều khiển đến 4 máy ảnh X-H2S không dây. Bạn có thể điều khiển mỗi thiết lập của máy ảnh và đồng bộ chúng, thậm chí có thể điều khiển ống kính zoom mới 18-120mm F4. Lưu ý lúc này bạn sẽ cần dùng phụ kiện mới FT-XH.
Cả 2 máy đều có chống rung trong thân máy. X-H2S có số bù trừ cao hơn một chút là 7 stop, trong khi X-T4 bù trừ 6.5 stop (đo khi chụp bằng ống kính XF 35mm F1.4, con số này có thể dao động theo ống kính).
Cơ chế chống rung trên máy ảnh mới đã được cải thiện, nhờ chip mới X-Processor 5 mạnh mẽ cho phép máy ảnh xử lý xóc máy ở tần số rất thấp (tương đương xóc máy chậm và dài vốn đều rất khó sửa). Fujfilm cũng khẳng định đã loại bỏ toàn bộ nhiễu hạt do cơ chế này gây ra.
Tương tự trên X-T4, bạn có thể bật chống rung điện hoặc chế độ IS Boost khi quay video. Nên nhớ các chế độ này không hỗ trợ khi quay 6.2K hoặc quay với codec Prores.
X-H2S đắt hơn với mức giá khởi điểm là $2500.
X-T4 hiện có giá tầm $1700, thậm chí có thể rẻ hơn tùy vào tình trạng máy mới cũ và ưu đãi từ các nhà bán lẻ.
Lưu ý: giá bán được cập nhật tại thời điểm tháng 6/2022 và chỉ tính cho thân máy lẻ.
Kết
Khoảng cách giữa giá bán của bộ đôi này là khá lớn và sự khác biệt về thông số kỹ thuật của chúng cũng vậy, nhất là ở mảng video. Rõ ràng Fujifilm đang muốn gây ấn tượng với thị trường quay dựng phim, X-H2S có rất nhiều tiềm năng để phục vụ và hiện không có quá nhiều đối thủ để cạnh tranh trong cùng tầm giá. Bất kể videomaker nào cũng sẽ thấy X-H2S là giải pháp lý tưởng mà họ đang tìm kiếm.
Video vẫn luôn là mảng miếng mà Fujifilm muốn chiếm lĩnh, nhưng không chỉ thế, hãng còn nhắm đến nhiếp ảnh gia thể thao và thiên nhiên, minh chứng là việc cùng lúc ra mắt ống kính mới 150-600mm bên cạnh X-H2S. Thành công của Fujifilm ở khả năng lấy nét tự động hiện có thể gói gọn như sau: X-T4 có thể hiện tốt nhưng vẫn chưa bằng các ông trùm Sony và Canon. Nếu thực tế X-H2S có thể phá vỡ nhận định này, nó sẽ trở thành máy ảnh APS-C cao cấp đầu tiên được thiết kế cho người chụp chim và động vật hoang dã.
Giới thiệu
Hình thức thanh toán
Tính phí trả góp
Chính sách bảo hành
Hướng dẫn sử dụng thiết bị
Kiến thức nhiếp ảnh
Chính sách vận chuyển, giao nhận
Chính sách đổi, trả hàng
Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
Kiểm tra Bảo hành & Check shot máy ảnh SONY
Liên hệ
Địa chỉ: 463 Giải Phóng, Quận Thanh Xuân
Điện thoại: 024-3869-2865 - 0966-275-848091-892-6655 - 0912-999-677 (Zalo, Viber, iMessage)
Báo giá & Hợp đồng: kt.giangduydat@gmail.com
Phòng In ảnh - Chụp ảnh: 024-3869-2865
Phòng Sửa chữa & Bảo hành: 0904-551-862
Khiếu nại - Góp ý: 0912-999-677
Địa chỉ: 50/2 Trương Hán Siêu, Quận 1
Điện thoại: 098-532-1998 (Mr. Thịnh)