Fujifilm X-T30 được Fuji ưu ái gọi là “Gã khổng lồ tí hon”, bởi lẽ thế hệ máy ảnh mirrorless mới nhất này của dòng X-T kế thừa hầu hết các tính năng hấp dẫn nhất trên siêu phẩm flagship X-T3, vừa sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn hơn và có giá bán cũng phải chăng hơn. Nhận thấy nhiều người còn băn khoăn liệu nên lựa chọn chiếc nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng, Giang Duy Đạt xin gửi tới mọi người bài so sánh giữa hai chiếc máy ảnh Fujifilm X-T3 vs Fujifilm X-T30. Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ đưa ra được quyết định cho riêng mình.
– Cảm biến APS-C CMOS X-Trans IV 26.1MP với thiết kế back-illuminated (BSI).
– Bộ xử lý hình ảnh X Processor 4 CPU 4 nhân
– ISO native 160-12800, mở rộng đến 80-51200
– AF nhận diện pha với độ bao phủ 99%
– Chụp liên tiếp blackout-free lên đến 30 fps ở chế độ crop 1.25x (màn trập điện tử)
– Có các chế độ chụp Sports Finder và Pre-Shot
– Có các hiệu ứng ảnh Monochrome và Colour Chrome
– Chế độ mô phỏng phim ETERNA cho video
– Kết nối Wi-Fi và Bluetooth
Ngay từ ngoại hình X-T30 đã thể hiện rõ là phiên bản mini của X-T3. Thiết kế có độ tương đồng cao với chiếc máy ảnh flagship nhưng nhỏ hơn và nhẹ hơn.
– X-T3: 539 g; 132.5 x 92.8 x 58.8 mm (kèm pin và thẻ nhớ)
– X-T30: 383 g; 118.4 x 82.8 x 46.8 mm (kèm pin và thẻ nhớ)
Bên cạnh kích thước và trọng lượng, thì cũng có một số điểm khác biệt khác về ngoại hình giúp phân biệt cả hai chiếc máy ảnh.
X-T3 có các đĩa chỉnh ISO và đo sáng bên cạnh các đĩa chỉnh tốc, bù phơi sáng và đĩa điều khiển khác giống trên cả hai máy. Máy cũng có riêng một nút điều hướng D-pad bốn hướng. X-T30 có đèn flash cóc, trong khi X-T3 sẽ phải kết nối với một đèn flash ngoài. Cả hai máy đều có nút gạt lấy nét và joystick ở mặt sau để di chuyển điểm AF hoặc tìm kiếm trong menu.
Có ba đặc điểm trên X-T3 rất được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ưu chuộng đó là grip lớn lý tưởng sử dụng với lens tele (tuy một grip phụ sẽ hữu ích hơn khi làm việc nhiều giờ liền); seal kháng thời tiết chống bụi, ẩm và đóng băng đến -10 độ C; và hai khe cắm thẻ nhớ tương thích UHS-II.
Một số tính năng khác có cả trên X-T30 và X-T3 là hot shoe và khá nhiều nút có thể tùy ý thiết lập chức năng.
X-T3 có hai phiên màu sắc truyền thống là đen và bạc, trong khi X-T30 ngoài hai màu truyền thống còn có thêm màu Charcoal Silver (màu bạc than). Với X-T30, hai phiên bản màu đen và bạc sẽ ra mắt cùng lúc vào tháng 3, còn phiên bản màu bạc than sẽ ra mắt sau vào tầm tháng 5-6.
Bởi X-T30 hướng đến phân khúc người dùng thông thường hơn là người dùng chuyên nghiệp, Fujifilm trang bị cho máy chế độ Advanced SR Auto. Để kích hoạt chế độ này, người dùng thiết lập nút gạt ở mặt trên của máy về chế độ Auto và máy sẽ tự động chọn các thiết lập phơi sáng và AF phù hợp nhất từ nhiều bộ thiết lập trước đa dạng. Chế độ này lý tưởng cho các tình huống mà người dùng chưa xác định được các thiết lập cần sử dụng hoặc khi muốn chụp bắt khoảnh khắc.
X-T3 không có chế độ Auto riêng, nhưng người dùng có thể buộc máy chọn tự động thiết lập phơi sáng bằng cách gạt nút màn trập, ISO và khẩu về A (Auto).
X-T3 sở hữu kính ngắm điện tử tốt hơn của X-T30. Không chỉ có độ phân giải cao hơn (3.69 vs 2.36 triệu điểm) mà độ phóng đại cũng cao hơn (0.75x vs 0.62x). Cả hai kính ngắm đều là loại 0.5 inch với điểm mắt 23mm, 100% trường nhìn và tốc độ refresh lên đến 100 fps.
X-T30 sử dụng kính ngắm tương tự trên X-T20 nhưng với độ sáng của được cải thiện. Tuy không chuẩn bằng kính ngắm trên X-T3, kính ngắm trên X-T30 vẫn sử dụng khá ổn và đủ thỏa yêu cầu.
Một điểm chung tiếp theo là màn hình LCD 3 inch với độ phân giải 1,040,000 điểm, tỉ lệ khung hình 3:2. Tuy nhiên chỉ có màn hình của X-T3 là có thể lật lên, xuống và sang bên để chụp phương thẳng đứng. Ngược lại, màn hình của X-T30 là loại gập cơ bản, được ưu điểm là mỏng hơn 1.3 mm.
Cả hai màn hình đều có tính năng cảm ứng, nhưng màn hình của X-T30 nhạy hơn, là một cải thiện rất đáng chú ý của Fujifilm khi mà các thế hệ máy ảnh trước của hãng đều có nhược điểm chung là màn hình kém nhạy cảm ứng. Khi bản cập nhật firmware 4.1 của X-T3 được phát hành thì màn hình của máy cũng sẽ có cải thiện tương tự.
Cả X-T3 và X-T30 đều sử dụng hệ thống AF nhận diện pha thế hệ 4 của Fujifilm. Hệ thống này có đặc điểm sử dụng tổng cộng 117 điểm trên lưới 13×9 mà có thể chia nhỏ thành 425 điểm trên lưới 17×25. Các điểm ảnh nhận diện pha này bao phủ gần như toàn bộ vùng cảm biến (99%). AF nhận diện pha trong điều kiện thiếu sáng có độ nhạy -3EV.
Hai máy đều có bộ thiết lập AF-C Custom cho phép người dùng tùy ý thiết lập khả năng phản hồi và tốc độ AF theo chuyển động của chủ thể.
X-T30 được cập nhật thuật toán AF mới mà X-T3 không có. Cập nhật này bao gồm:
– Tracking khuôn mặt và mắt: Khả năng tracking được tăng cường cho cả chụp tĩnh và quay video, gồm khả năng phơi sáng ổn định hơn kể cả khi máy ảnh nhận diện màu tóc đen và hỗ trợ tracking khuôn mặt có kích thước nhỏ (ví dụ như các khuôn mặt ở khoảng cách từ rất xa). Máy không còn bị các vật cản làm mất dấu tracking.
– Chọn khuôn mặt: Người dùng có thể chọn khuôn mặt muốn tracking bằng cách chạm màn hình LCD hoặc sử dụng joystick.
– Non-stop Phase Detection AF: Lấy nét nhanh hơn kể cả khi có khoảng cách lớn giữa các chủ thể. Tốc độ nhanh hơn đến 300% từ khoảng cách xa-đến-gần và gần-đến-xa khi sử dụng PDAF với các lens tele dài.
Nếu các cải tiến về nhận diện khuôn mặt và mắt trên X-T3 đã rất ấn tượng, thì trên X-T30 còn ấn tượng hơn và hữu dụng hơn nhiều.
Tuy vậy, các cập nhật trên cũng sẽ sớm được bổ sung trên X-T3 thông qua bản cập nhật firmware 4.1 trong tháng 4 sắp tới. Ngay khi được cập nhật, điểm khác biệt này giữa X-T30 và X-T3 cũng sẽ biến mất.
X-T3 và X-T30 sở hữu các tốc độ chụp liên tiếp rất ấn tượng với màn trập điện tử. Người dùng có thể chụp lên đến 20 fps với độ phân giải cao nhất hoặc 30 fps ở chế độ crop 1.25x và độ phân giải xấp xỉ 16MP. Lưu ý là Tracking AF/AE được giữ nguyên ở mọi tốc độ.
Chụp bằng X-T3, 1/3200, f/5.6, ISO 1250 – XF 100-400mm f4.5-5.6 (e-shutter 20 fps)
Màn trập điện tử cho phép ngắm trực tiếp blackout-free với tốc độ refresh 40 fps hoặc 60 fps ở chế độ crop. Ở thời điểm hiện tại thì chiếc máy ảnh duy nhất cũng cho phép ngắm chụp trực tiếp blackout-free ở các tốc độ liên tiếp cao chỉ có Sony A9.
Chụp bằng X-T3, 1/1250, f/2.8, ISO 800 – XF 50-140mm f2.8 (e-shutter 20 fps)
Tuy nhiên khi chuyển sang màn trập cơ sẽ có một điểm khác biệt nhỏ giữa hai máy. Nếu X-T3 có thể đạt tối đa 11 fps, thì X-T30 bị giới hạn chỉ còn 8 fps. Thêm nữa, chỉ có X-T3 là có tùy chọn màn trập điện tử cửa trước.
Bộ nhớ đệm là một điểm khác nhau nữa. X-T3 có thể chụp được 49 ảnh RAW hoặc 200 ảnh JPG 8 fps, còn X-T30 chụp được 18 ảnh RAW và 90 ảnh JPG với cùng một tốc độ.
Tuy đều có khả năng video 4K, giữa hai máy vẫn có một số điểm khác nhau.
X-T3 quay 4K 60 fps nội bộ, và không chỉ thế, máy còn sử dụng mẫu màu 4:2:0 và độ sâu màu 10 bit. Bên cạnh Long-GOP (IPB), máy còn có nén All-Intra. Tốc độ dữ liệu tối đa với All-Intra là 400 Mbps (30 fps) hoặc 200 Mbps (60 fps). Có hai codec là H.265 và H.264, nhưng codec sau không dùng được ở chế độ 10 bit.
X-T30 quay 4K 30 fps, tốc độ bit chậm hơn là 200 Mbps và không có tùy chọn 10 bit nội bộ.
X-T3 crop cảm biến khoảng 1.18x khi quay 4K 60 fps nhưng sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến ở tốc độ 30 fps, tương tự X-T30. Trong trường hợp này trên cả hai máy, phim sẽ được nén xuống 4K từ dữ liệu 6K để cải thiện chất lượng ghi hình.
Cả hai máy đều xuất 4K qua cổng HDMI mẫu màu 4:2:2 10 bit, nhưng X-T3 thực hiện với tốc độ 60 fps như đã đề cập phía trên. X-T3 cũng có thể quay 4K60p nội bộ lên đến 200 Mbps, vừa gửi tín hiệu đến cổng xuất HDMI, cho phép đồng thời ghi vào thẻ nhớ SD và thiết bị ghi ngoài.
Ở chế độ Full HD, tốc độ khung hình tối đa đều là 120 fps ở 200 Mbps đối với phim slow motion. Khi quay ở tốc độ này, cảm biến sẽ bị crop 1.29x nhưng cho phép máy ảnh xuất chất lượng tốt hơn.
Về giới hạn ghi hình, trên X-T30 là 10 phút ở chế độ 4K hoặc 15 phút ở chế độ Full HD, trong khi trên X-T3 sẽ là 20 phút 4K 60 fps, 30 phút 4K 30 fps hoặc 30 phút Full HD.
Hai máy đều có các tính năng như F-Log nội bộ (mẫu log của Fujifilm), chế độ mô phỏng phim ETERNA, các thiết lập DR giúp tăng dynamic range, thiết lập Zebra, giảm nhiễu khung hình 4K, và âm thanh độ sâu bit cao kỹ thuật số (24 bit 480Khz). Tuy nhiên, chỉ có X-T3 hỗ trợ quay HLG (Hybrid Log Gamma).
Fujifilm sản xuất grip VG-XT3 cho X-T3, không chỉ giúp kéo dài thời lượng pin mà còn cải thiện khi sử dụng máy ảnh với lens tele.
Grip được thiết kế kháng thời tiết hoàn toàn, chứa được hai viên pin giúp tăng số lần chụp tối đa lên đến 1100 lần, hữu dụng khi chụp dài ngày. Grip này cũng gồm nhiều nút xử lý tương đồng trên body X-T3, như nút màn trập, joystick, nút AE-L, AF-L, các đĩa Command trước và sau, nút Q và Fn.
Đáng tiếc là X-T30 chưa được trang bị grip riêng chính thức. Grip riêng của máy có lẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Thời lượng pin thực tế của X-T3 là 390 ảnh, chỉ nhỉnh hơn một chút so với X-T30 với 380 ảnh. Cả hai máy có thể sạc pin trong máy qua cổng USB và sạc trong lúc sử dụng.
X-T3 có khá nhiều ưu điểm vượt trội hơn X-T30, tuy nhiên công bằng mà nói thì mỗi máy có những thế mạnh riêng với giá bán thích hợp phù hợp với nhu cầu tìm kiếm và lựa chọn của các đối tượng khách hàng nhất định.
Đầu tiên là body lớn hơn và grip riêng. Cả hai máy đều có thể tận dụng kho ống kính ngàm X có sẵn của hãng. Nếu bạn là người dùng hướng đến chụp thể thao hoặc động vật hoang dã, thì X-T3 chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt hơn với body thoải mái để cầm nắm trong thời gian dài, nhất là nếu bạn không phiền khi trọng lượng máy tăng lên do gắn thêm grip. Body lớn cũng không phải là lợi thế duy nhất của X-T3 đối với chụp thể thao và động vật hoang dã, mà còn là EVF với độ phóng đại lớn hơn và độ phân giải cao hơn cải thiện trải nghiệm của người dùng, cũng như bộ nhớ đệm cao hơn. Thông số video dĩ nhiên cũng là một điểm mạnh, với quay nội bộ 10 bit, 4K60 cũng như thời gian quay dài hơn.
Mặc dù vậy, X-T30 cũng không hề kém cạnh khi sở hữu thiết kế nhỏ gọn và nhẹ hơn, nhưng vẫn có khả năng mang lại các tính năng ưu việt thỏa mãn nhu cầu nhiếp ảnh. Nếu bạn không phải là người dùng chuyên nghiệp nhưng muốn trải nghiệm một gã khổng lồ xuất sắc, thì X-T30 rất đáng cân nhắc. Bên cạnh đó, X-T30 kết hợp với lens mới XF 16mm f/2.8 sẽ trở thành một cặp đôi nhẹ-gọn hoàn hảo cân tốt các thể loại chụp đường phố và chụp tài liệu.
Giới thiệu
Hình thức thanh toán
Tính phí trả góp
Chính sách bảo hành
Hướng dẫn sử dụng thiết bị
Kiến thức nhiếp ảnh
Chính sách vận chuyển, giao nhận
Chính sách đổi, trả hàng
Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
Kiểm tra Bảo hành & Check shot máy ảnh SONY
Liên hệ
Địa chỉ: 463 Giải Phóng, Quận Thanh Xuân
Điện thoại: 024-3869-2865 - 0966-275-848091-892-6655 - 0912-999-677 (Zalo, Viber, iMessage)
Báo giá & Hợp đồng: kt.giangduydat@gmail.com
Phòng In ảnh - Chụp ảnh: 024-3869-2865
Phòng Sửa chữa & Bảo hành: 0904-551-862
Khiếu nại - Góp ý: 0912-999-677
Địa chỉ: 50/2 Trương Hán Siêu, Quận 1
Điện thoại: 098-532-1998 (Mr. Thịnh)