Vậy là Sony A7 Mark IV đã chính thức ra mắt là phiên bản nâng cấp của người tiền nhiệm Sony A7 Mark III đã tạo được tiếng vang trước đó. Bài viết này nhằm mục đích giải đáp cho những câu hỏi đang rất phổ biến lúc này:
" Nên nâng cấp Sony A7 IV hay vẫn tiếp tục “trung thành” với A7 III? "
" Liệu có xứng đáng để bạn bỏ ra một khoản tiền nhỉnh hơn cho A7 IV hay không? "
Hãy cùng Giang Duy Đạt tìm hiểu xem nhé!
Sony A7 IV được trang bị cảm biến 33 megapixel mới, cung cấp độ phân giải cao hơn đáng kể khi chụp ảnh tĩnh, đồng thời cũng là phiên bản cảm biến “đi trước” rất nhiều khi mà những Canon, Nikon hay Panasonic hiện nay vẫn đang dùng cảm biến 24MP. Tuy nhiên, về độ phân giải video thì không có quá nhiều khác biệt. Cả Sony A7 IV và A7 III đều cho chất lượng video tối đa 4K.
Nhìn vào thông số, Sony A7 IV và A7 III đều có thể mở rộng dải nhạy sáng tối đa lên tới 204800 ở chế độ chụp ảnh tĩnh, tuy nhiên theo đánh giá thì A7 IV sẽ có khả năng kiểm soát độ nhiễu tốt hơn ở cài đặt ISO cao so với A7 III. Ở chế độ quay video thì ISO tối đa trên A7 IV cũng giảm xuống chỉ còn 102400 trong khi Sony A7 III vẫn giữ được mức mở rộng ISO tối đa 204800, sự khác biệt thực tế như thế nào có lẽ chúng ta sẽ cần đợi đến khi A7 IV chính thức phát hành và trên tay.
Về khả năng chụp liên tiếp, thông số giữa A7 IV và A7 III khá cân bằng khi cả 2 đều cho phép người dùng chụp liên tục ở tốc độ 10 khung hình/dây. Tuy nhiên, sự khác biệt cực lớn lại đến từ dung lượng bộ đệm giữa 2 máy. Trong khi Sony A7 III chỉ có thể chụp tối đa 79 ảnh RAW + JPEG thì Sony A7 IV có thể chụp liên tục ở 10fps tối đa là 828 ảnh RAW + JPEG, gấp hơn 10. Nguyên nhân của sự khác biệt này đến từ Sony A7 IV, chiếc máy ảnh mirrorless nhờ có bộ xử lý hình ảnh BIONZ XR mạnh mẽ kết hợp với 2 khe cắm thẻ CFexpress loại A, mang tới khả năng chụp ảnh RAW + JPEG gần dường như là không giới hạn.
Cả hai máy ảnh đều có công nghệ chống rung 5 trục trong thân máy. Tuy nhiên Sony A7 IV vẫn nhỉnh hơn một chút so với Sony A7 III nhờ chỉ số chống rung 5.5 steps trong khi A7 III chỉ có chống rung 5 steps.
Ở thời điểm ra mắt vào năm 2018, Sony A7 III đã được trang bị hệ thống lấy nét tự động AF, tuy nhiên hoạt động chưa thực sự hoàn hảo. Giờ đây, A7 IV đã cải tiến và hoàn thiện được điều đó, máy ảnh có tổng cộng 759 điểm lấy nét. Khả năng lấy nét, theo dõi mắt người/động vật/chim cực kỳ nhanh và chính xác. Đây cũng chính là 1 trong những điểm nổi bật giúp Sony A7 IV ghi điểm trong mắt các nhà quay phim, youtuber. Chưa dừng lại ở đó, tính năng Breathing compensation của máy sẽ giúp bạn triệt tiêu hiện tượng thay đổi khung tiêu cự khi lấy nét, đảm bảo sự đồng nhất của khung hình trong toàn dải lấy nét và có thể bật/tắt theo ý mình.
Khi thực hiện quay những video 4K full màn (không crop), A7 IV và A7 III đều có thể đạt tốc độ tối đa là 30 khung hình/giây. Tuy nhiên, ở những chế độ quay khác A7 IV mang đến sự vượt trôi hơn, điển hình như có thể quay 4K 60p ở chế độ Super35 có crop, nâng từ video 8-bit/4:2:0 (của A7 III) lên video 10-bit/4:2:0 (của A7 IV). Từ đó, chất lượng hình ảnh video cũng sẽ tăng lên, màu sắc hiện thị chân thực hơn.
Người dùng sẽ dễ dàng thấy có sự khác nhau giữa mode dial trên Sony A7 IV và A7 III. Tính năng mới lần đầu tiên có trên máy ảnh Alpha, A7 IV sẽ có cụm điều khiển chế độ 2 lớp, với lớp dưới để chọn Still/Movie/S&Q và lớp trên dành cho Auto/P/A/S/M cùng MR (Memory Recall/chế độ lưu sẵn).
Sony A7 IV sở hữu kính ngắm điện tử tốt hơn so với Sony A7 III khi tăng độ phân giải từ 2.36 triệu chấm (của A7 III) lên 3.68 triệu chấm. Đồng thời tốc độ làm mới cũng nhanh hơn, từ 60fps lên 120fps (gấp đôi so với A7 III).
Một sự thay đổi lớn giữa hai thế hệ Sony Alpha đó là màn hình LCD phía sau. Nếu như A7 III nghiêng lên 107° và hạ thấp xuống 41° thì A7 IV đã được thay thế hoàn toàn bằng màn hình khớp nối xoay lật, thay đổi các góc linh hoạt, dễ dàng chụp mọi góc ảnh khó và đặc biệt hữu ích khi bạn muốn quay video, vlog.
Cả hai máy ảnh đều hỗ trợ hai khe cắm thẻ nhớ SD tương thích UHS-II. Tuy nhiên, 1 trong 2 khe thẻ nhớ trên A7 IV còn hỗ trợ người dùng sử dụng thẻ nhớ CFexpress Loại A, cho tốc độ đọc nhanh hơn.
Sony A7 IV có khả năng kết nối nhanh hơn A7 III. Cổng USB của A7 IV hỗ trợ truyền 10Gbps USB 3.2 Gen2, cải tiến hơn hoàn toàn so với cổng USB 3.1 5Gbps trên A7 III. Hơn thế nữa, máy còn cung cấp thêm kết nối LAN 5 GHz thay vì tối đa 2,4 GHz trên A7 III và A7 IV có đầu nối HDMI loại A thay vì loại D.
Cho đến thời điểm hiện tại, Sony A7 III vẫn là một chiếc máy ảnh mirrorless tốt, mạnh mẽ khi đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu sử dụng từ không chuyên cho đến chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với những gì được trang bị trên Sony A7 IV sắp ra mắt tới đây thì nó lại là chiếc máy ảnh vượt trội hơn hẳn. Nhưng bù lại, với mức giá dự kiến rơi vào khoảng 2499$ của mình nó khiến người dùng phải suy nghĩ và cân nhắc. Vì vậy, câu trả lời tốt nhất lúc này có lẽ dựa trên nhu cầu sử dụng của bạn, nếu như bạn muốn một sự nâng cấp, cải tiến dựa trên phiên bản cũ thì Sony A7 IV xứng đáng để bạn trải nghiệm. Tuy nhiên nếu là người dùng cơ bản, không có quá nhiều nhu cầu nâng cao thì lựa chọn Sony A7 III cũng là sự lựa chọn hợp lý.
Giới thiệu
Hình thức thanh toán
Tính phí trả góp
Chính sách bảo hành
Hướng dẫn sử dụng thiết bị
Kiến thức nhiếp ảnh
Chính sách vận chuyển, giao nhận
Chính sách đổi, trả hàng
Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
Kiểm tra Bảo hành & Check shot máy ảnh SONY
Liên hệ
Địa chỉ: 463 Giải Phóng, Quận Thanh Xuân
Điện thoại: 024-3869-2865 - 0966-275-848091-892-6655 - 0912-999-677 (Zalo, Viber, iMessage)
Báo giá & Hợp đồng: kt.giangduydat@gmail.com
Phòng In ảnh - Chụp ảnh: 024-3869-2865
Phòng Sửa chữa & Bảo hành: 0904-551-862
Khiếu nại - Góp ý: 0912-999-677
Địa chỉ: 50/2 Trương Hán Siêu, Quận 1
Điện thoại: 098-532-1998 (Mr. Thịnh)