Đánh Giá Pentax K-1 (Phần 1)

29/10/2016, 10:10

Chụp ảnh phong cảnh với Pentax K-1

 

Lời mở đầu!



Khi Pentax giới thiệu chính thức máy ảnh Full Frame K-1 36mp, tôi đã rất hào hứng với tiềm năng nó trở thành máy chụp “back up” thay thế cho máy chuyên chụp phong cảnh chính của mình là Pentax 645Z. Tôi cũng đang tìm kiếm một giải pháp độ phân giải cao, một số dãy tiêu cự mà tôi đang không thể có khi dùng Pentax 645Z, chẳng hạn như dãy tiêu cự siêu rộng (ultra-wide). Tôi đã thanh lý rất nhiều thiết bị Canon của mình để tối ưu hóa cho khả năng chụp phong cảnh, vì vậy K-1 chính là đơn hàng tiếp theo và cũng là cuối cùng. Đây cũng chính là bài đánh giá ban đầu của tôi sau vài tuần sở hữu.

Tôi sẽ không đi sâu vào các thông số kĩ thuật của máy ảnh hoặc thiết lập các buổi “test” thử nghiệm bằng các thiết bị cụ thể để đánh giá chất lượng hình ảnh thông qua những con số. Tôi sẽ đánh giá dựa vào kinh nghiệm chụp ảnh, các tính năng của máy để khai thác triệt để khả năng chụp phong cảnh của nó.

 

width=678

 

Tổng quan: Thế mạnh của Pentax
 
#



Hệ thống ổn định hình ảnh tích hợp trên thân máy (IBIS)

Ở một số góc độ thì hệ thống DSLR Pentax là rất khác so với hệ thống của Nikon và Canon. Đáng kể nhất đó chính là việc tích hợp hệ thống ổn định hình ảnh trong thân máy ( IBIS). Một số máy ảnh khác cũng tích hợp khả năng này ( như máy ảnh không gương lật của Sony A7 và một số máy ảnh micro four-third (4/3)), nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì đáng kể nhất chính là ông lớn Sony, người đã tích hợp “IBIS” trên một số thân máy DSLR của họ.

Việc tích hợp hệ thống ổn định hình ảnh trong thân máy của Pentax đã tạo ra được một số ứng dụng sáng tạo rất hữu ích trong nhiếp ảnh phong cảnh. Đây là những tính năng mà Canon và Nikon (những hãng ổn định hình ảnh (chống rung) trên ống kính ) không thể làm được. Ngay cả với những “IBIS” trên máy ảnh của những hãng khác cũng hoàn toàn không làm được như những gì mà Pentax đã ứng dụng với nó. Hiển nhiên ứng dụng đầu tiên và chủ yếu của “IBIS” là ổn định hình ảnh (chống rung). Tuy nhiên tôi thực sự thích việc ổn định hình ảnh (chống rung) trên ống kính bởi vì tôi có thể nhìn thấy được hiệu quả của nó khi nhìn qua kính ngắm trong khi chụp, áp dụng điều này trên thân máy có vẻ như nó (chống rung) chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ cần làm. Chống rung thực ra chỉ là điều căn bản. Có những tính năng được phát triển dựa vào “IBIS” để phục vụ tốt cho nhiếp ảnh phong cảnh như “Pixel Shift”, “Astro-tracer” (ứng dụng trong chụp thiên văn) và tùy chỉnh các thành phần khác. Một ứng dụng khác của “IBIS” đó là tự động làm thẳng đường chân trời bằng cách dịch chuyển cảm biến theo hai chiều khác nhau.

Cảm biến ảnh của Sony

Pentax, giống như Nikon, đều sử dụng cảm biến Sony. Cảm biến 36mp trên Pentax K-1 được làm giống như cảm biến của Nikon D810 nhưng với công thức bí mật của Pentax. Không có gì là tệ khi Pentax sử dụng cảm biến của Sony thay vì phải tự phát triển cảm biến cho riêng mình kể từ khi Sony là nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới và sẽ tiếp tục tung ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau trong ngành công nghiệp này. Tôi nghĩ rằng đó là một giả định đúng trong tương lai phiên bản sau Pentax K-1 cũng sẽ như vậy ( K-1 II ?) có thể đó là một phiên bản khác của cảm biến 42mp trên Sony A7r II hiện tại, là một nâng cấp khá tốt cho những “Pentaxians” thích độ phân giải cao hơn nữa.

Khả năng chống chịu thời tiết của thân máy

Pentax cực kì nổi tiếng trong việc thiết kế một thân máy chắc chắn ( chất liệu vỏ là hợp kim ma giê), có khả năng chống chọi với thời tiết xấu. Chỉ cần “tìm kiếm” nhanh trên mạng internet bạn sẽ tìm thấy rất nhiều “video” người dùng “rửa” máy, vệ sinh bùn đất khỏi thân máy bằng vòi nước hoặc vòi sen. K-1 rất hoàn hảo để chống chịu lại mọi điều kiện thời tiết xấu. Kết hợp với một trong những ống kính kháng thời tiết hoàn toàn (All-weather (AW)) như 70-200mm F2.8, K-1 sẽ đồng hành cùng bạn trong mọi điều kiện thời tiết mà bạn trải qua. Thật không may là hai ống kính có nguồn gốc từ Tamron là 15-30mm và 24-70mm không thể có được đẳng cấp trên, chỉ dừng lại ở mức thấp hơn là WR ( weather resistant), dù vậy những ống kính này cũng chịu được một số môi trường khắc nghiệt nhất định.

Tôi có vài lần bị sự cố với mưa trong lúc chụp. Khi đó tôi sử dụng Canon và rất lo lắng, thế nên tôi cất máy vào giỏ xách và chờ cho đến khi tạnh mưa. Tôi đã gặp vấn đề với 7D một lần, khi đó những hạt mưa rơi quanh nút bấm chụp và làm cho nó chụp liên tục không ngừng. Tôi đã sấy khô nút ấy và may thay nó không còn bị lỗi nữa, tuy vậy tôi vẫn không thể tin cơ chế máy Canon của tôi có thể sử dụng trong thời tiết ẩm ướt ấy. Khi dùng Pentax K-1, tôi đã để cho máy ướt đẫm dưới mưa một vài lần, nhưng cũng chẳng bận tâm lắm vì cả máy ảnh và ống kính đều không bị ảnh hưởng. Tôi sẽ không cố gắng thử cực hạn của các “seal” của máy xem khả năng nó chịu đựng tới đâu nếu phải ngập nước hoàn toàn nhưng có lẽ nó sẽ chịu được nếu như điều xui xẻo nhất có thể xảy ra 

Ngàm K huyền thoại

Một trong những lý do mà Pentax là hãng máy ảnh có một lực lượng “fan” trung thành đông đảo nhất trong giới nhiếp ảnh đó chính là khả năng liên kết hệ thống ống kính của nó. Khác với Canon và Nikon, ngàm K Pentax tương thích ngược với toàn bộ các ống kính từ những năm 1970 trở lại đây:

Thậm chí với những ống kính lấy nét bằng tay hoàn toàn khi gắn lên thân máy Pentax đều được hỗ trợ đo sáng bán tự động thông qua “nút xanh” (green button) và có thể chỉnh khẩu độ bằng vòng chỉnh khẩu trên ống kính cũng như thiết lập tiêu cự tự chọn trên thân máy.
Ống kính lấy nét bằng tay nhưng có 1 chấu “A” tự động nhận khẩu, tự động đo sáng cũng hoạt động hoàn hảo.
Những ống kính tự động lấy nét từ thập niên 80 hay 90 mà chưa có “motor” lấy nét tích hợp bên trong vẫn dùng được bởi các thân máy DSLR Pentax đều trang bị một “motor” điều khiển hệ thống lấy nét của ống kính ( lấy nét qua vít).
Các ống kính mới hiện nay đương nhiên được tích hợp “motor” lấy nét bên trong và hoạt động hoàn toàn bằng điện tử.
Và tất nhiên là IBIS ( chống rung) hoạt động tương thích với mọi ống kính gắn trên thân máy.

K-1 thậm chí còn dùng được cả những ống kính được thiết kế riêng dành cho dòng máy sử dụng cảm biến APS-C. Để dùng một ống kính “crop” có thể tùy chỉnh tự động hoặc tùy chọn trong chế độ “Crop Mode” và chất lượng hình giảm còn khoảng 15mb. Một lợi thế nữa, khi chụp ở chế độ crop có thể tăng tốc độ chụp của máy lên 6.5 frame/giây và không có gì là tệ cả, khi một số trường hợp bạn cần chụp nhanh và chất lượng hình ảnh 15 mb là quá đủ cho công việc.

Xứng đáng tới từng đồng tiền

Pentax chỉ là chàng tí hon trong thị trường máy ảnh, với chỉ một vài phân khúc máy ảnh DSLR so với Canon và Nikon. Chiến dịch marketing của họ còn mờ ảo hơn mặc dù là một phần của ông lớn ngành ảnh RICOH. Những yếu tố này vô hình chung biến những chiếc máy ảnh hiện có trở nên đáng “đồng tiền bát gạo”. K-1 đang bán tại Úc xấp xỉ khoảng 2800 đô la Úc. Nó chênh lệch rất nhiều nếu so với 50mp của Canon 5Dsr với giá khoảng 5000 đô la Úc, hay chiếc máy mới 30mp 5D Mark iv giá 5000 đô la Úc, 36mp của Nikon D810 tầm 3600 đô la Úc và 42mp của Sony A7r II khoảng 4100 đô la Úc. Pentax K-1 đi kèm ống kính HD DFA 24-70mm có giá còn thấp hơn Canon 5Dsr nhưng thuộc phân khúc chuyên nghiệp, thân máy bền bỉ, vỏ hợp kim ma-giê, cùng với công nghệ chống thời tiết hàng đầu, những công nghệ Pentax mới nhất, đều được “dồn” vào sản phẩm. Đối với ai muốn khám phá hệ thống megapixel lớn, đây là một lựa chọn cực kì hấp dẫn.

Chỉ số kute – cá tính

Tôi không ngần ngại thừa nhận rằng có chút gì đó ngược ngạo nhưng thực ra tôi thấy thích khi Pentax là một tên tuổi nhỏ trong làng máy ảnh. Người chọn Pentax được xem như là kẻ khác thường hay “lập dị” so với người dùng Canon, Nikon và Sony! Tôi bắt đầu có cảm giác phát chán với Canon và việc đầu tư vào một hệ thống mới tạo cho tôi một sự thích thú vô cùng.

Thân máy và khả năng tác nghiệp


Thân máy

 

Pentax K-1 không phải là một máy ảnh đẹp, nhưng thiết kế rắn chắc, trang bị các bánh xe hầm hố biến nó trở thành chiếc Toyota Landcruiser của DSLR và tôi thực sự thích thú với điều này. Kích thước của nó là nhỏ gọn hơn nhiều so với bất kì máy nào của dòng 5D nhưng điều này thực ra là chiều rộng của nó ngắn hơn. Chiều cao tương đương nhưng dày hơn và nặng hơn một chút. Cảm giác cầm rất chắc, đầm tay chứ không nhẹ như những máy không gương lật hiện tại.

Hệ thống bánh xe và các phím bấm kết hợp với nhau rất tốt và tạo cho tôi cảm giác thân thuộc vì nó giống như hệ thống của Pentax 645Z mà tôi đang sử dụng. Sự khác biệt lớn nhất là vị trí nút “live view” nằm ở góc trái phía trên thay vì nằm gần 04 phím điều hướng nhưng tôi đã làm quen với việc này rất nhanh chóng và thích vị trí mới hơn. Các nút bấm tiếp xúc rất dễ và chính xác, không như các nút trên 645Z, nhô cao hơn và phải ấn sâu hơn. Sau một vài buổi làm quen, tôi đã có thể điều khiển nó bằng trực giác như hệ thống các phím trên máy Canon cũ. Khuyết điểm là việc di chuyển điểm lấy nét và tùy chỉnh chế độ lấy nét không nhanh như Canon chỉ bằng một nút “joystick”.

 

 

 

Với K-1, Pentax đã bổ sung thêm một bánh xe thứ ba trên đỉnh máy để tùy chỉnh nhanh một loạt chức năng. Các chức năng tùy chỉnh được thiết lập bằng cách xoay bánh xe chuyển chế độ thứ hai ở mặt trên bao gồm các tính năng ISO, bù trừ sáng và HDR. Cá nhân tôi nhận thấy việc tùy chỉnh ISO hay EV dễ hơn khi bấm một nút mặt trên và xoay bánh xe bằng ngón cái nhưng thực sự tốt hơn nữa khi xoay bằng bánh xe thứ ba và không phải bấm vào menu. Tôi cũng nhận ra rằng bánh xe thứ ba xoay khá là cứng. Nhược điểm duy nhất đó chính là diện tích màn hình LCD phụ cũng vì vậy mà nhỏ hơn. Thành thật mà nói thì tôi cũng không thường sử dụng LCD phụ nhiều như là nhìn vào màn hình chính hay màn hình nhỏ khi nhìn qua kính ngắm quang học.

 

 

 

Tôi là “fan” hâm mộ lớn của Pentax với tính năng thiết lập chế độ riêng “User Mode”. Đây không phải là tính năng mới vì Canon cũng có 03 chế độ “C” nhưng Pentax cho phép tùy biến cá nhân nhiều hơn như có thể lưu hoặc xóa những thông số trong quá trình chụp tại chế độ đó ngay khi chuyển sang chế độ khác. Thậm chí có thể thay đổi chế độ chụp từ Av sang M, hoặc bất kì điều gì mà không cần phải thiết lập lại từ đầu khi dùng chế độ “C” của Canon. Tiện ích không dừng lại ở đó, Pentax có đến 05 chế độ “User”, Tôi có thể thiết lập các chế độ M, B, Av, Av với Crop và “time lapse”, tất cả đều được lưu lại trên một bánh xe duy nhất. Và cũng như Pentax 645Z, bạn cũng có thể đặt cho mỗi chế độ một cái tên, có thể nhấp nháy trên màn hình lần đầu tiên cài đặt để giúp bạn ghi nhớ chế độ này là cài đặt những gì. Có một vài tính năng trong Menu dường như không được lưu lại trong cài đặt “User” gây phiền hà đôi chút – ví dụ như tôi muốn tắt chức năng xem ảnh trước trong “chế độ chụp time lapse” nhưng không thể mà phải tự mình cài đặt.

May mắn sao mà K-1 cũng được trang bị 02 khe cắm thẻ nhớ SD mà những máy ảnh chuyên nghiệp cần phải có. Pentax 645Z cũng có kết cấu tương tự và tôi bắt đầu loại bỏ dần những thẻ nhớ CF mà tôi dùng trên máy ảnh Canon trong nhiều năm.



 
Tác nghiệp

Cảm nhận đầu tiên khi cầm trên tay đó là giống như tôi đang cầm 645Z – nơi gắn dây bấm mềm nằm ngay vùng tay nắm máy ảnh. Mặc dù máy ảnh khi chụp bằng điều khiển từ xa thường gắn lên chân máy nhưng tôi có thói quen luôn cầm lấy máy ảnh và điều này thực sự làm vướng víu khi gắn dây bấm mềm lên máy. Nó thậm chí còn tệ hơn 645Z vì nơi gắn điều khiển từ xa thấp hơn do đó tôi có thể thả lỏng tay một chút để tránh nó. Ít nhất thì điều này là cần thiết khi tôi phơi sáng và tôi có thể xử lý việc này bằng cách dùng điều khiển từ xa không dây ( điều khiển bằng remote thông qua cổng hồng ngoại).

Một vấn đề nhỏ đó là việc bán cầm tay khá nhỏ và không đủ sâu để cầm chắc. Tay tôi khá to nên những ngón tay thường dư ra một khoảng phía trước bán cầm, điều đó làm tôi cảm thấy không ổn lắm, tay hơi bị thả lỏng. Một trong những lý do mà tôi thích DSLR hơn là máy ảnh không gương lật đó chính là việc cầm máy chắc chắn, thoải mái và thuận tiện cho công việc. K-1 không hoàn toàn đáp ứng tốt tiêu chí cầm chắc chắn này so với máy Canon 5D mark iii và hiện tại tôi hài lòng nhất đó là grip tay cầm của chiếc máy ảnh 645Z. Đây không phải là đòi hỏi khắt khe, tôi chỉ muốn diễn tả lại cái cảm giác khi cầm nó. Và cũng chẳng phải là vấn đề gì khi dùng trên chân máy hoặc với ai có bàn tay nhỏ hơn tôi.

Thêm một khía cạnh nữa mà tôi cảm thấy không ưng ý lắm đó là phương pháp chọn chế độ lấy nét. Có một nút tùy chọn chế độ lấy nét nằm phía trên cần gạt chuyển đổi (tự động hoặc bằng tay) và kết hợp với 04 phím điều hướng để di chuyển vùng hoặc điểm lấy nét. Các phím bấm này nằm không xa lắm so với nút lấy nét ( tôi thường sử dụng chế độ lấy nét riêng thay vì dùng chung với nút bấm chụp). Do vậy tôi thấy có chút chậm hơn so với hệ thống được trang bị gần như hoàn hảo của Canon. Tôi cũng chắc rằng tốc độ và khả năng xử lý nhanh sẽ làm cho bạn tự tin hơn nhưng có lẽ đây sẽ không bao giờ là một hệ thống tối ưu.

Thao tác máy ảnh trong môi trường thiếu sáng là rất tuyệt vời khi Pentax rất chu đáo trang bị hệ thống đèn LED hỗ trợ cho máy. Với 02 đèn LED nhỏ nằm phía sau màn hình LCD giúp điều khiển được các phím bấm mặt sau. Thậm chí trang bị cả cho khe cắm dây bấm mềm và nơi tháo lắp ống kính. Những tính năng này được tùy biến thỏa thích trên máy. Tôi thậm chí nhận ra rằng ngay cả khi tắt máy, bạn vẫn có thể bật đèn hỗ trợ thay ống kính – do đó bạn có thể thay ống kính thoải mái trong đêm với một chiếc máy ảnh tắt nguồn. Tại sao một ứng dụng hay như này lại không được trang bị trên những máy trước đó cơ chứ ( gào thét ) . Thật là một tính năng tuyệt vời, một minh chứng hùng hồn cho triết lý của Pentax – Ném mọi công nghệ tìm được vào đứa con tinh thần.

Với nhiếp ảnh phong cảnh thì thật là một thảm họa của Canon khi màn hình LCD là cố định trên dòng máy 5D. Màn hình nghiêng trên Pentax 645Z “ơn giời” là rất hữu dụng khi đặt máy ở vị trí thấp ( hay thậm chí ở độ cao bất khả kháng khi gắn trên chân máy). K-1 thừa hưởng ý tưởng đó và cải thiện tốt hơn khi đặ lên trục giữa và trượt trên 04 thanh thép không gỉ. Cơ chế này cho phép tùy chỉnh độ nghiêng của màn hình rất tiện lợi khi chụp chân dung. Bạn cũng chẳng cần phải lo lắng khi dùng vì màn hình này là cực kì chắc chắn.

 

Giao diện người dùng

Tôi không có nhiều điều để nói về hệ thống menu. Nó được sắp xếp rất hợp lý, người dùng Pentax khi nắm được nguyên tắc sẽ rất nhanh chóng làm chủ và tùy biến nhanh. Một khi thành thục, bạn sẽ hạn chế tối đa việc bấm vào menu, thay vào đó các phím bấm bên ngoài sẽ làm rất tốt việc đó. Giống như hầu hết các máy DSLR chuyên nghiệp, các thông số và tính năng đều được thể hiện trên các phím bấm và bánh xe cho phép người dùng tùy biến một cách nhanh chóng, trực quan. Những người muốn cảm ứng trên máy ảnh sẽ phải thất vọng nhưng với tôi thì tôi không bao giờ cần tính năng đó trên máy ảnh, tôi không quan tâm.

 
Hiệu suất

Màn trập của K-1 cho cảm giác “mượt mà”, khi trập êm và rất yên tĩnh. Mặc dù không có chế độ “chụp yên lặng” nhưng âm thanh màn trập thông thường cũng rất nhỏ, điều này làm cho âm thanh màn trập của Canon có vẻ là ồn ào hơn khi so sánh chúng với nhau. Thời gian khởi động sẵn sàng chụp là ngay lập tức. Thời gian xử lý ảnh để có thể hiển thị xem trước cũng như kiểm tra lấy nét là tốt nhưng sau khi chụp thì đèn báo “hoạt động” màu cam vẫn sáng thêm một chút. Máy vẫn có thể chụp được bình thường đến khi bộ nhớ đệm của máy bị đầy. Tôi nghĩ đây là một trong ít những thứ trong máy mà Pentax đã sử dụng để tiết kiệm chi phí giá thành bằng cách không đưa vào một bộ xử lý mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên đó không phải là một điều xấu và nó không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc chụp ảnh bình thường của tôi.

Tuổi thọ của pin rất là tốt. Tôi đã không thực hiện các đánh giá sâu về nó nhưng nó thường được so sáng với Canon 5D markIII và tốt hơn một chút so với Pentax 645Z (dùng chung cùng một loại pin)

Phụ kiện đề xuất

Tấm đế chữ L (L-plate) tốt nhất hiện nay là của hãng Krik. Một tấm L-plate sẽ làm cho việc chụp ảnh thuận tiện hơn rất nhiều và một chiếc L-plate phù hợp sẽ rất chắc chắn và vừa khít với máy ảnh. Nó không phải là rẻ với tỷ giá tiền tệ và cước phí vận chuyển đến Úc nhưng nó có giá trị riêng.

Tôi sử dụng một sản phẩm tuyệt vời đó là dây đeo Slide của Peak Design. Nó rất tốt khi sử dụng để đeo máy ảnh và có thể tháo ra nhanh chóng và thuận tiện khi cần. Dây đeo khi được sử dụng cùng máy ảnh gắn trên chân máy là một mối nguy hiểm thực sự vì những rung động mà nó tạo ra do gió thổi, vì vậy tôi không sử dụng nó khi chụp. Thiết kế của Slide dễ dàng để lắp lại và sử dụng cho hai hoặc ba máy ảnh khác nhau khi cần thiết.


Pentax K-1, 24-70 @ 24mm, f16, 1 sec, ISO 100



Hệ thống ống kính


Những ống kính Pentax quyết định

Nhiều người sử dụng Pentax từ lâu có thể đã sở hữu một loạt các ống kính Pentax từ máy film hoặc các ống kính kỷ nguyên kỹ thuật số dùng cảm biến APS-C (DA, DA Ltd, DA * series) rất quan tâm đến việc sử dụng chúng trên một thân máy mới. Đã từ lâu kể từ khi tôi không phải là một “Pentaxians” (người dùng Pentax) và tôi quan tâm đến độ sắc nét cũng như chất lượng hình ảnh hơn tất cả mọi thứ trong một bức ảnh phong cảnh, tôi sẽ chỉ xem xét tới những ống kính “Full-frame”. Thật là thiết xót nếu như tôi không đề cập đến dòng ống kính một tiêu cự huyền thoại Limited và chúng vẫn còn được sản xuất. Các ống kính FA 31,43 & 77mm là những ống kính đẹp và phổ biến nhưng chúng được thiết kế cho thời đại máy ảnh chụp film và sử dụng hệ thống lấy nét tự động khá ồn và chậm. Tôi hi vọng Pentax sẽ nâng cấp tiếp những ống kính kinh điển này.

Tôi mua Pentax K-1 cùng với một ống kính tiêu chuẩn mới DFA 24-70 F2.8 ED WR. Ống kính này đóng vai trò như một ống kính đa dụng thiết yếu – những thành viên đầu tiên của Bộ ba thần thánh (Holy trinity) ống kính zoom có khẩu độ mở F2.8. Tôi đã xem xét tới ống kính DFA 28-105 F3.5-5.6 ED DC WR nhưng nó có khẩu độ mở khá nhỏ và góc chụp rộng 28mm khiến cho nó có ít triển vọng theo thời gian dài.

Một trong những quyết định quan trọng nhất đối với tôi là một ống kính góc siêu rộng vì hiện tại không tồn tại ống kính nào giống như hệ ống kính cho Pentax 645Z cho trường nhìn tương đương (theo tiêu chuẩn 35mm) rộng hơn 20mm (như ống kính DFA 25mm) hoặc 22mm (như ống kính zoom 28-45mm mà tôi sử dụng chủ yếu). Pentax đã giới thiệu DFA 15-30 F2.8 ED WR nhưng nó có một bất tiện lớn – đó là kính lọc. Nó có thấu kính trước lồi lên và phần loa che nắng cố định có nghĩa là tôi sẽ phải mua một bộ lọc đặc biệt (chẳng hạn như Lee SW150) với kính lọc cỡ 150mm-150mm rất lớn. Kính lọc luôn là một thứ không thể thiếu trong việc chụp ảnh phong cảnh của tôi vì tôi không chụp HDR hoặc trộn ảnh. Phải mua thêm một bộ kính lọc thứ hai và to như vậy là một điều khá đau lòng.

Cho đến khi Pentax có thêm thông tin về những ống kính DFA sắp ra mắt, chúng ta sẽ phải tìm đến các nhà sản xuất bên thứ 3 cho các ống kính trong giải tiêu cự này. Một lựa chọn thứ hai là Samyang 14mm F2.8 là ống kính lấy nét bằng tay có danh tiếng tuyệt vời cho chụp ảnh ban đêm, nhưng có cùng một vấn đề với các bộ kính lọc vì nó cũng được làm thấu kính trước lồi lên, không có bảo vệ thời tiết giống như là thiết kế kiên cố của nó. Nó cũng là một ống kính khá rẻ và có một số vấn đề về kiểm soát chất lượng (báo cáo). Một lựa chọn thứ ba hứa hẹn hơn được công bố là Irix 15mm F2.4. Nếu ống kính này đúng như những lời quảng cáo, nó sẽ có chất lượng cực cao, độ bền, bảo vệ thời tiết, ống kính này sẽ rất phù hợp. Giống như tất cả các ống kính siêu rộng, nó có một phần mặt trước rất lớn, nhưng nó sẽ phù hợp với một kính lọc cỡ 95mm, Irix còn trang bị thêm kính lọc ND và CPL cỡ 95mm, cộng với một khe cắm bộ lọc gel phía sau cho các bộ lọc ND.

Cuối cùng, mặc dù sau một vài tuần chỉ dùng ống kính 24-70mm, tôi đã mua ống kính Pentax 15-30 vì tiếng tăm của nó ở biến thể ống kính Tamron và nó là một ống kính zoom linh hoạt nên sẽ là một lựa chọn dài hạn hơn. Tôi vẫn chưa tìm ra giải pháp cho vấn đề kính lọc nhưng tôi nghĩ khả năng là bộ kính lọc Lee có thể giải quyết được.

Xem tiếp bài đánh giá Pentax K-1 ( Phần 2 ): TẠI ĐÂY

Nếu bạn quan tâm tới model Pentax K-1:TẠI ĐÂY


Bình luận & Hỏi đáp


 


KẾT NỐI VỚI GIANG DUY ĐẠT CAMERA
Đăng ký nhận tin khuyến mãi, các ưu đãi và quà tặng từ Giang Duy Đạt
GIANG DUY ĐẠT HÀ NỘI

Địa chỉ: 463 Giải Phóng, Quận Thanh Xuân

Điện thoại: 024-3869-2865 - 0966-275-848
091-892-6655 - 0912-999-677 (Zalo, Viber, iMessage)

Báo giá & Hợp đồng: kt.giangduydat@gmail.com

Phòng In ảnh - Chụp ảnh: 024-3869-2865

Phòng Sửa chữa & Bảo hành: 0904-551-862

Khiếu nại - Góp ý: 0912-999-677

GIANG DUY ĐẠT TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 50/2 Trương Hán Siêu, Quận 1

Điện thoại: 098-532-1998 (Mr. Thịnh)

© 1996-2024 Công ty TNHH Giang Duy Đạt.

HỖ TRỢ & HỎI ĐÁP