Nikkor AF 28mm f/1.4D

Nikkor AF 28mm f/1.4D
  • Nikkor AF 28mm f/1.4D
  • Nikkor AF 28mm f/1.4D 2
  • Nikkor AF 28mm f/1.4D 3
  • Nikkor AF 28mm f/1.4D 4
  • Nikkor AF 28mm f/1.4D 5

Tính năng nổi bật:

  • Tiêu cự: 28mm tương đương 42mm trên máy Nikon cảm biến crop DX
  • Khẩu độ: mở lớn nhất f/1.4, đóng nhỏ nhất f/16
  • Cấu tạo quang học: 11 thấu kính gom trong 8 nhóm
  • Một trong những thành phần thấu kính quan trọng nhất cho ra chất lượng ảnh cao là thấu kính phi cầu được mài chính xác
  • Có 9 lá khẩu với các lá khẩu thẳng xếp chồng cho ra bokeh đẹp, lạ
  • Tích hợp công nghệ CRC (Close Range Correction) giúp điều chỉnh sai số độ nét ở cự ly gần, làm tăng cự ly căn nét của ảnh.
  • Lớp tráng phủ: SIC (Super-integrated Coating) _ lớp phủ độc quyền giúp giảm bóng ma và flare đến mức độ không đáng kể
  • Khoản cách lấy nét gần nhất 35cm
  • Kích thước Fillter đầu 72mm và hood lớn gắn rời ngoài làm hạn chế hiện tượng Vignette trên ảnh
  • Hood HK-7 gắn rời
  • Kích thước ống kính: 77.4mm (dài) x 75.1mm (đường kính)
  • Trọng lượng 520g

đang cập nhật giá..

Thường mua cùng Nikkor AF 28mm f/1.4D

Tổng quan Nikkor AF 28mm f/1.4D

Nikkor 28mmF1.4D là một trong những ống kính hiếm và hoàn hảo của Nikon, nó được xếp vào là một trong những chiếc ống kính huyền thoại của họ. Khi mà thời đại máy ảnh kỹ thuật số vẫn còn xa vời với tất cả mọi người thì việc một cái ống kính với khả năng mở khẩu lớn đến f/1.4 đã là một huyền thoại chưa nói đến Thiết kế nồi đồng cối đá của nó, là một sự tiến bộ hơn so với số còn lại…

Theo tương truyền thì nó có thể cho ra ảnh với độ sắc nét đồng đều tại khẩu lớn nhất F1.4 cho đến F16. Mình đã mượn được một chiếc ống kính này và có một số trải nghiệm thực tế để xem thử liệu có thật là nó có thể có được những khả năng đó hay không, liệu có đáng tiền để bỏ ra sở hữu nó hay đợi chiếc 28mmF1.4E mới ra mắt.

1. Trên tay và cảm nhận:
Camera.Tinhte_Nikon

Camera.Tinhte_Nikon

Thiết kế bên ngoài:
Đầu tiên, nói về Thiết kế bên ngoài của Nikon 28mm F1.4D, nó là một chiếc ống kính chuyên nghiệp với Thiết kế nồi đồng cối đá với độ hoàn thiện đẹp, đa số là kim loại từ đầu cho đến đuôi.​


Camera.Tinhte_Nikon

Tất nhiên là những chiếc ống kính 28mm F1.4D này được sản xuất hoàn toàn tại Nhật rồi.​


Camera.Tinhte_Nikon

Lớp vỏ bên ngoài được sơn đen nhám với vân hoa văn đặc trưng cho những dòng ống kính cao cấp của Nikon thời bấy giờ, rất bền chắc, khó trầy xướt chứ không như lớp sơn đen như những ống kính thường thấy bây giờ.​


Camera.Tinhte_Nikon

Điểm trừ làm mất đi vẻ đẹp và hoàn thiện của ống 28mm này có lẻ là phần vòng chuyển AF/MF được làm bằng nhựa với nút bấm chuyển xoay qua lại, dễ hư và không chắc chắn mà thôi, mà đó cũng là kiểu Thiết kế thường thấy cùng thời đó.
Ống kính được không được tích hợp motor lấy nét trong nhưng được Thiết kế với hệ thống điều chỉnh sai số độ nét ở cự ly gần CRC (Close Range Correction) tức là các chi tiết thấu kính bên trong được Thiết kế theo dạng “trượt” theo đó các nhóm thấu kính di chuyển tự do để giúp căn nét chính xác, giúp làm tăng cự ly căn nét của ảnh với khả năng lấy nét gần nhất 35mm, tất cả đều hoạt động bên trong ống kính, không làm ảnh hưởng đến thấu kính đầu tiên, tức là ta có thể gắn được các loại filter như CPL,... lên trực tiếp bên ngoài qua vòng răng filter Φ72mm mà không sợ nó bị di chuyển khi ống kính lấy nét.


Camera.Tinhte_Nikon

Vòng khẩu độ chỉnh tay theo từng nấc thấy ở những dòng ống kính đời trước, tại khẩu độ nhỏ nhất F16 được đánh dấu bằng màu cam là vị trí khẩu độ bắt buộc phải chuyển về nếu muốn gắn lên những dòng máy tự động, có thể chỉnh khẩu độ bằng thân máy ở các chế độ A,P để không bị báo lỗi EE.

Camera.Tinhte_Nikon

Nút gạt nhỏ phía trên khẩu độ F1.4 và F2 là để khoá vòng khẩu độ lại tránh bị vô ý di chuyển khi đang khoá tại F16.

Camera.Tinhte_Nikon


DSC_6315.jpg

Vòng lấy nét không quá êm khi lấy nét bằng tay M như những dòng AF-P sau này nhưng cũng rất mượt, khi bạn chuyển về chế độ tự động lấy nét A thì ta có thể xoay liên tục không điểm dừng trong khi đang khoá nét để giúp tinh chỉnh chính xác điểm nét hơn.

Camera.Tinhte_Nikon

Kích thước Fillter đầu 72mm và hood HK-7 lớn gắn rời ngoài làm hạn chế hiện tượng tối góc Vignette trên ảnh cũng như phần nào giúp hạn chế được hiện tượng flare và bóng mờ.​



Camera.Tinhte_Nikon

Về tiêu cự 28mm:
Chính tiêu cự 28mm này đã là một cái gì đó đặc biệt rồi, nó không quá rộng như 24mm cũng không quá gò bó như 35mm.​

  • Tiêu cự 28mm trên 28mmF1.4 cho ra tiêu cự tương đương 42mm trên những máy Nikon cảm biến crop DX.
  • Ưu điểm của tiêu cự 28mm là nó có thể chụp được đa dụng, tiến gần chủ thể hơn, rộng hơn, 28mm cũng đủ rộng để ta có thể sử dụng nó như là một ống duy nhất khi đi chụp cảnh đời thường, du lịch hay sáng tác phong cảnh… Với tiêu cự 28mm bạn có thể thu hút sự chú ý của người xem vào bức hình của mình hơn tương tự như khi ta sử dụng những ống góc rộng mà không bị giới hạn bởi hiệu ứng của ống kính góc rộng khi chụp gần, làm biến dạng khuôn mặt, phình to chủ thể hay bị ảnh hưởng của luật phối cảnh, các đường thẳng sẽ bị bẻ cong, hình ảnh sẽ bị méo so với khung cảnh bạn nhìn thấy thực tế...
  • Tiêu cự 28mm là sự cân bằng hoàn hảo nhất giữa việc có được góc rộng đồng thời hạn chế được hiện tượng méo hình, với chiếc ống 28mmF1.4D này thì hiện tượng méo hình có thể bằng không theo hãng công bố, nhưng ta cần một số trải nghiệm thêm thực tế sau phần này để có thể kết luận được.


Về giá và số lượng sản xuất:

  • Chiếc 28mmF1.4 này có giá bán mới khoảng hơn 1.700 USD trong thời điểm từ năm 1994 cho đến khi ngưng sản xuất vào tháng 09 năm 2006 và chỉ có tổng cộng 7.333 chiếc đã được cho ra đời trong khoản thời gian đó trên toàn thế giới (theo nguồn photosynthesis), bao gồm luôn cả những chiếc ống test, thử nghiệm hoặc các ống kính demo nên số lượng thực sự đến được tay người tiêu dùng sẽ ít hơn các con số bên trên nhiều….
  • Và đó chỉ là cái giá cho sự khởi đầu… giá mua cũ của nó lại được càng ngày càng đẩy lên cao theo từng ngày, tuỳ theo độ mới cũng như độ hiếm của số serial ống kính, giá tham khảo tại các trang bán đấu giá hay các trang bán hàng sưu tầm đỉnh điểm vào khoản những năm 2008-2010 lên đến hơn 4000USD cho chiếc ống kính này. Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì nó quá đắt nên không ai mua chúng. Và vì không ai mua chúng, Nikon đã ngừng sản xuất chúng. Và cái gì ngon và ngừng sản xuất thì sẽ được các nhiếp ảnh gia càng săn lùng, sưu tập, muốn có nó nên giá nó sẽ tăng cao thôi…
  • Khi còn sản xuất, 28mm F1.4 là một trong những chiếc ống kính có giá đắt nhất của Nikon thời bấy giờ, cao hơn cả các ống kính AF-S 17-35mm f/2.8D, 70-200 f/2.8 VR hoặc 300mm f/4 AFS.
  • Tính đến bây giờ thì giá bán cũ của chiếc ống kính này vẫn có giá cao hơn hẳn, gần gấp đôi so với chiếc 28mm F1.4E mới ra mắt.
  • Nếu bạn không phải là một người mê sưu tập hàng hiếm, cổ, và nếu bạn chỉ quan tâm đến chất lượng thực tế thì đây không phải là chiếc ống kính dành cho bạn… vì có rất nhiều lựa chọn khác với giá rẻ hơn nhiều cho bạn như các ống 24mm F1.4, ống kính đàn em 28mmF1.4E mới ra hoặc các ống kính rẻ tiền hơn như các ống với tiêu cự 28mm F2.8…


Về thông số kỹ thuật và các công nghệ tích hợp:

Camera.Tinhte_Nikon


Về cấu tạo quang học:

  • Ống kính Nikkor 28mm F1.4D có cấu trúc quang học 11 thấu kính gom trong 8 nhóm
  • Trong đó có một thành phần thấu kính phi cầu mài chính xác mang lại hiệu năng vượt xa chất lượng của những chiếc ống kính 35mm f/1.4 AI-s nổi tiếng (được mệnh danh là một trong những chiếc ống kính cũng được đánh giá rất cao về chất lượng quang học cùng thời)
  • Có 9 lá khẩu với các lá khẩu thẳng xếp chồng cho ra bokeh đẹp, lạ.


Camera.Tinhte_Nikon


Về công nghệ lấy nét:

  • Ống kính được tích hợp công nghệ mới với Hệ thống điều chỉnh sai số độ nét ở cự ly gần CRC (Close Range Correction) làm tăng cự ly căn nét của ảnh. Với công nghệ CRC các chi tiết thấu kính được Thiết kế theo dạng “trượt” theo đó các nhóm thấu kính di chuyển tự do để giúp căn nét chính xác. Hệ thống CRC thường được thấy sử dụng trong các ống kính góc rộng, Fisheye, macro và một số ống kính tele tầm trung của Nikon.
  • Quá trình lấy nét không làm ảnh hưởng đến vị trí thấu kính đầu tiên, tức là ta có thể gắn được các loại filter như CPL,... lên trực tiếp bên ngoài qua vòng răng filter Φ72mm mà không sợ nó bị di chuyển khi ống kính lấy nét.

Camera.Tinhte_Nikon
Về lớp tráng phủ:

  • Được phủ lớp tráng phủ SIC (Super-integrated Coating), gần như đó là công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ nhưng không nhiều ống kính được Nikon trang bị với lớp tráng phủ này, nếu tính đến hiện nay thì nó chỉ thua lớp tráng Nano mà thôi!.
  • SIC coating là lớp phủ độc quyền giúp giảm bóng ma và flare đến mức độ không đáng kể. Thêm vào đó, SIC coating còn mang lại sự cân bằng màu sắc tốt hơn so với các lớp phủ trước đó của hãng như lớp phủ NIC (Nikon Integrated Coating).

Thông số ống kính Nikkor 28mm f/1.4D:

  • Tiêu cự: 28mm tương đương 42mm trên máy Nikon cảm biến crop DX
  • Khẩu độ: mở lớn nhất f/1.4, đóng nhỏ nhất f/16
  • Cấu tạo quang học: 11 thấu kính gom trong 8 nhóm
  • Một trong những thành phần thấu kính quan trọng nhất cho ra chất lượng ảnh cao là thấu kính phi cầu được mài chính xác
  • Có 9 lá khẩu với các lá khẩu thẳng xếp chồng cho ra bokeh đẹp, lạ
  • Tích hợp công nghệ CRC (Close Range Correction) giúp điều chỉnh sai số độ nét ở cự ly gần, làm tăng cự ly căn nét của ảnh.
  • Lớp tráng phủ: SIC (Super-integrated Coating) _ lớp phủ độc quyền giúp giảm bóng ma và flare đến mức độ không đáng kể
  • Khoản cách lấy nét gần nhất 35cm
  • Kích thước Fillter đầu 72mm và hood lớn gắn rời ngoài làm hạn chế hiện tượng Vignette trên ảnh
  • Hood HK-7 gắn rời
  • Kích thước ống kính: 77.4mm (dài) x 75.1mm (đường kính)
  • Trọng lượng 520g


Camera.Tinhte_Nikon-28mmF1.4D_DSC_9325.jpg

2. Chất lượng và trải nghiệm chụp thử:


Về độ méo hình (distortion) và tối góc (vignette):

  • Để test độ méo hình thì mình dùng bảng test gắn vào tường, sau đó để máy vuông góc, lấy nét, chỉnh lần lượt các khẩu độ khác nhau để so sánh
  • Độ méo hình (distortion) khi chụp thử thấy rất ít, hầu như không thấy xuất hiện
  • Khi chụp bằng bảng test, ta có thể thấy vignette có thể thấy khi mở khẩu lớn ở f/1.4 và f/2, nhưng sẽ dần biến mất khi ống kính đóng khẩu lại ở các khẩu độ nhỏ hơn như f/2.8 hay nhỏ hơn nữa
  • Có thể thấy viền tím xuất hiện lác đác trong vài ảnh trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhưng lượng viền tím không nhiều quá tới mức lo ngại. Việc khử viền tím bằng thuật toán xử lý trên body của máy cũng giúp ích nhiều hoặc ta có thể xử lý sau bằng các phần mềm chỉnh ảnh trên máy tính.

width=762

 

CHI TIẾT BàI VIẾT REVIEW của TINHTE Camera: TẠI ĐÂY

Bình luận & Hỏi đáp về Nikkor AF 28mm f/1.4D


KẾT NỐI VỚI GIANG DUY ĐẠT CAMERA
Đăng ký nhận tin khuyến mãi, các ưu đãi và quà tặng từ Giang Duy Đạt
GIANG DUY ĐẠT HÀ NỘI

Địa chỉ: 463 Giải Phóng, Quận Thanh Xuân

Điện thoại: 024-3869-2865 - 0966-275-848
091-892-6655 - 0912-999-677 (Zalo, Viber, iMessage)

Báo giá & Hợp đồng: kt.giangduydat@gmail.com

Phòng In ảnh - Chụp ảnh: 024-3869-2865

Phòng Sửa chữa & Bảo hành: 0904-551-862

Khiếu nại - Góp ý: 0912-999-677

GIANG DUY ĐẠT TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 50/2 Trương Hán Siêu, Quận 1

Điện thoại: 098-532-1998 (Mr. Thịnh)

© 1996-2024 Công ty TNHH Giang Duy Đạt.

HỖ TRỢ & HỎI ĐÁP